CR Rap Club

Các bạn hãy vào 4r sau và cho biết ý kiến của mình
trong mục góp ý nhé: http://crrc.hnsv.com/

Join the forum, it's quick and easy

CR Rap Club

Các bạn hãy vào 4r sau và cho biết ý kiến của mình
trong mục góp ý nhé: http://crrc.hnsv.com/

CR Rap Club

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Rap dành riêng cho các teen cr! ^^

4r sẽ chuyển sang địa chỉ khác! mong các bạn ủng hộ!

                  http://crrc.hnsv.com 

       và điền: HNSV vào cả 2 ô trong bảng Pass.

                                                     Xin cảm ơn! 

 

 

 

Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Tuyển Mod cho 4um!!

7/8/2009, 9:06 am by Admin

Ai có nhu cầu đăng kí làm mod vui lòng comment tại đây! Bản comment gồm: tên, 4um mún đăng kí làm mod, lí do, làm j` để phát triển cho forum.

Bàn về Forum!

24/8/2009, 7:41 pm by Admin

Mong các bạn thông cảm vì forum này là free nên còn hạn chế! ngay cả admin cũng ko sửa được, tôi cam đoan khi nào số thành viên lên khoảng 150 thì sẽ có 1 forum tự lập tiếng viết 100% mong các bạn thông cảm ! Nhờ mấy mod quảng cáo zùm nhá!

Hỗ trợ trực tuyến

Admin:

Shindy:

Ku pen:

♪♪-Music-♪♪

Latest topics

» New Mem ra mắt
Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty29/5/2012, 6:03 pm by nhozatilaanh

» My girl - Black-Goro
Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty8/3/2010, 3:37 pm by nmypnh

» nhảy hip hop
Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty15/10/2009, 6:32 pm by KISS

» I introduce myself ... I'm pleased to meet you ... Rap together !
Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty7/10/2009, 11:16 am by lùn

» Neu Co' The? Duoc. Yeu^ - Ling - Droik
Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty6/10/2009, 1:33 pm by lee

» I Rap- Andree & Nah & Puki
Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty1/10/2009, 4:03 pm by lee

» Buông xuôi -KB -UnK - huy nhóc
Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty14/9/2009, 10:35 pm by Bjrapper

» Phẩm vấn Lil_Shady ( thần tượng của tui , nhìn bựa vkl !
Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty14/9/2009, 10:30 pm by Bjrapper

» cam giac bi bo roi
Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty14/9/2009, 10:22 pm by Bjrapper

Statistics

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 3010 in 431 subjects

Diễn Đàn hiện có 83 thành viên

Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: truongbeohp

May 2024

MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar


+2
lùn
Admin
6 posters

    Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2)

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 116
    Points : 10022
    Join date : 07/08/2009
    Age : 29
    Đến từ : Cam Ranh

    Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2)

    Bài gửi by Admin 9/8/2009, 1:18 pm

    Vũ điệu Hiphop gồm nhiều đặc tính :
    Breakdancing\[/b\], đc chính thức biến đến như B-boying hay B-Girling, một kiểu nhảy rất dynamic, sôi động là một phần trong văn hóa hip hop và đã làm nổi bật phong trào hip hop ở miền Nam thị trấn Bronx của New York trong suốt nửa cuối thế kỷ 20. Breakdancing cũng đc kết hợp (nhưng khác biệt) với Popping (một yếu tố của Funk đã phát triển độc lập ở California suốt cuối thế kỷ 20).
    *1. Vũ điệu Break. Còn giữ nhiều đặc tính của capoiera. Gồm nhiều kỹ thuật và động tác khéo léo (acrobatic) gần mặt đất, đã nẩy sinh ở New York. Các tay nghề của vũ điệu này là nhóm Rocksteady (Crazy Leg, Frosty Freeze, Ken Rock), nhóm Dynamic Rockers, và nhóm New York City breaker.
    *2. Vũ điệu Electric Boogie. Hóa thân của vũ điệu Electric Boogalloo từ bờ biển Tây Hoa Kỳ, nơi mà vũ điệu này được thể hiện dưới các dạng thức của funk. Bên Pháp Electric Boogie có cái tên mới là Smurf. Vũ điệu này gồm nhiều kỹ thuật đặc biệt, như popin’ do Boogalloo Jo sáng tạo, hoặc kỹ thuật lockin’ (khóa) do Don Campell sáng chế. Marcel Marceau, nghệ sĩ hề nhại điệu bộ (mime) lừng danh của Pháp đã đóng góp không nhỏ cho vũ điệu này với các sô của anh trên truyền hình Mỹ. Ở bờ biển Tây cũng đã phát triển vũ điệu Hop Rock. Frosty Freeze (có thể là người đã sáng chế cử động bước lui, được ca sĩ Michael Jackson phổ biến dưới tên gọi Moonwalk), nhóm Rocsteady, và nhóm Electric Boogie Force là những diễn viên chính của vũ điệu này ở New York. Các vũ công này mau chóng trở thành những tên tuổi trong khu phố của họ. Đồng thời ở đầu thập niên 70, New York cũng đã có những vấn nạn băng đảng trầm trọng. Các tội ác cũng gia tăng, nhưng Hip Hop và vũ múa đã cho giới trẻ có được một sự chọn lựa mới. Một trong số những nguyên tắc căn bản của Hip Hop (và tất nhiên cũng của vũ múa) là sự đo tài. Các vũ công từ nhiều khu phố đối đầu nhau trên sàn nhảy với những vũ thuật thay cho dao hay súng trên đường phố. Nhưng các trận thách đấu cũng có khi kết thúc bằng những cú đấm đá. Các vũ công còn trong lứa tuổi thiếu niên đều thuộc giới trẻ của các ghetto. Họ đã chuyển sự phẫn nộ vào vũ múa. Vũ múa đã trở thành mối đam mê hàng đầu. Nó thay thế cho cuộc đời nghèo khổ lang thang trên hè phố, trên bình diện tài chính cũng như tinh thần. Các vũ công được đặt cho cái biệt danh là “b. boys”, mẫu tự “b” là từ “breaking” viết tắt. Từ “break” trong tiếng Anh có nghĩa là “cắt đứt/ngưng nghỉ”. Trong các bài nhạc (soul và funk) break là lúc ca sĩ và nhạc sĩ ngừng nghỉ, trừ giàn trống và kèn trầm vẫn tiếp tục chơi để giữ nhịp “beat”. Đó là những lúc thuận tiện nhất để các vũ công trổ tài, mà một tay DJ (Disc Jockey/chạy đĩa nhạc) tên Kool Herc đã thấu hiểu, do vậy anh đã cho chạy đi chạy lại mãi các đoạn này với hai giàn máy hát, bên phải và bên trái. Chính anh đã gọi các vũ công là “b. boys”. Về sau “b. boys” (breakin’ boys) cũng có thêm nghĩa mới là “bad boys”. Bad boys có lẽ bắt nguồn từ chính cuộc sống của họ và là do chính các bậc phụ huynh của họ cùng những người “comple cavat” đặt cho, “Bad” theo đúng nghĩa (!)

    DJ - những người dọn đường :
    Toasting, chatting, hay DJing là cách nói hay hát có nhịp điệu, bắt nguồn tại Jamaica từ những năm 60.
    DJ, hay Disk Jockey, những người giữ phận sự chạy các đĩa nhạc funk và disco đã có từ lâu, trong các buổi phát thanh nhạc radio hay trong các clubs. Ở những vùng mà thể loại nhạc có tiết tấu mạnh (reggae) rất phổ biến như Jamaica, Panama, và một số nơi khác của quần đảo Caribê và Mỹ Latinh, từ"DJ" ám chỉ một MC hay rapper và từ "selector" đc dùng cho tước hiệu của họ. Gần đây, các nghệ sĩ hát reggae theo một style giống như rap cũng đc gọi là các DJ.
    DJ có thể đc nghe trên radio và ở rất nhiều các nơi hội họp như tiệc cưới, hộp đêm, party, lễ khai trương, trường dạy nhảy. Kết quả là có rất nhiều dạng DJ, với mỗi dạng lại đc đưa vào một vị trí thích hợp định ra bởi tính chất buổi diễn (hộp đêm hay buổi phát thanh) và khán thính giả (fan của jazz hay hip hop). Phong cách trình diễn cả DJ và các kỹ thuật họ triển khai phải đáp ứng theo những đặc tả này. Ví dụ, DJ trong một tiệc cưới, ngoài chơi nhạc họ còn đóng vai trò của 1 MC (Microphone controller) sẽ giới thiệu cô dâu chú rể, chỉ đạo trong các điệu nhảy, mời khách tham gia vào các trò chơi. DJ trong một rave party (all-night dance) còn chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp các bài hát họ chơi theo một trật tự để duy trì đc nhịp điệu đã định sẵn. Nhưng Hip Hop đã thay đổi hẳn tình thế.
    Nếu không có các tay DJ thì sẽ không bao giờ có Hip Hop. Ba ông tổ của Hip Hop trên bình diện âm nhạc là ba chàng DJ: Kool Herc, Afrika Bambaataa, và Grand Master Flash.

    Chúng ta đang ở giữa thập niên 70, và từ bốn hướng của khu Bronx những người trẻ tuổi đang liên kết trong sự hồ hởi chung đối với phong trào đang hình thành dưới mắt họ, mà chính họ lại là những diễn viên chính: phong trào Hip Hop. Cái thế hệ mà tới lúc đó xã hội đã không buồn để ý tới, mà xã hội Mỹ vẫn tội hóa, nhất định muốn cho thế giới (mặc dù lúc đó họ chưa ý thức rõ ràng được như vậy) chứng kiến cái khả năng sáng tạo của mình. Khắp đó đây Kool Herc và các Herculoids mang sinh khí tới cho các Blocks Party và rất nhanh Bambaataa trở thành một lực lượng địch mãnh liệt. Khu Bronx chưa từng chứng kiến một hiện tượng như thế. Hàng nghìn người đổ xô về các công viên để được nghe cái âm thanh mới do các DJ pha trộn, nghe những gã nói vào micro, xem những gã vũ múa lộn đầu quay mòng, trong lúc ở đằng sau họ, vài tay nguệch ngoạc, vẽ vời cũng từ bỏ sự vô danh an toàn để mạo hiểm nhập bọn. Khu Bronx náo động. Văn hóa hè phố sôi sục và mau chóng tràn ngập các khu phố khác của New York.
    Một người trẻ tuổi khác, gốc Jamaican và cũng cư ngụ tại Bronx, giúp cho Hip Hop nới rộng tầm hoạt động. Grand Master Flash, nhìn Herc bên các giàn máy, bắt đầu để tâm đến sự điều khiển các máy móc có thể cho phát ra những âm thanh có sức gây phản ứng tức thì nơi các vũ công và đám đông. Grand Master Flash tận dụng những hiểu biết của anh về điện toán học ở trường để áp dụng vào nghệ thuật “dee jaying”. Anh hoàn chỉnh kỹ thuật của Herc. Rồi lấy hứng ở Grand Wizard Theodore, người sáng chế kỹ thuật “scratch”, Flash sáng chế các kỹ thuật “scratch” (cào) và “cut” (cắt) \[/b\]của anh. Vào năm 1976, Flash đã hoàn tất công việc của mình và cuộc đối chọi lại hệ thống âm thanh của Kool có thể khởi sự. Flash cũng bắt đầu viết lách vài cái vần, nhưng vì quá bận rộn với các giàn máy nên anh phải nhường vai MC lại cho những người khác.

    Rapping : là 1 thể loại thơ có vần nói theo giai điệu thông qua các nhạc cụ, với nền tảng âm nhạc là sampling (theo mẫu), scratching (hỗn tạp) và mixing – pha trộn với các radio DJ và kiểu nói dozens (đối đầu với nhau ) và Trash Talk
    Nguồn gốc : một biến thể của từ “toasting” thường thấy trong loại nhạc \[b\]raggae, funk, dub music (loại nhạc nhấn mạnh vào trống và bass) và có ảnh hưởng của sự pha trộn từ radio DJ. Và còn có những sự ảnh hưởng khác để hình thành ra nhạc rap là The Last Poets (nhóm nhà thơ, nhạc sĩ xuất hiện trong phong trào nhân quyền dành cho người châu Mỹ vào cuối những năm 60), Gil Scott Heron (một nhà thơ, nhạc sĩ, nhưng nổi tiếng vào những năm 60-70 với công việc của một người phát ngôn), Subterranean Homesick Blues (1 bài hát của Bob Dylan)
    Rap – văn hoá ngôn ngữ Ghetto : Như đã thấy, Kool Herc có những home boys (“gà nhà”)\[/b\] như Coke La Rock và Clark Kent để rap theo những phần nhạc cụ trong các đĩa nhạc do Herc chơi. Coke và Clark thường xướng đọc những vần ứng khẩu hay những cảm nghĩ đã được thử trước, để lôi cuốn các vũ công trong các sô của họ. Các hoạt động trước micro này mang đến cho những người làm vậy cái biệt danh MC (đọc như “em xi”) có nghĩa là: Master of Ceremony (chủ lễ) hay Mic Controller (người sử dụng micro). Thế nhưng hành động thao dượt ngôn ngữ như vậy đã được biết trước đó dưới cái tên Rap . Rap trong tiếng Anh có nghĩa là một cái gõ nhanh và nhẹ gây một tiếng động khẽ. Cũng có nghĩa là liên lạc bằng những tiếng gõ. Trong tiếng lóng Mỹ-Phi, từ rap chỉ định một người có ngôn ngữ sắc bén, sử dụng ngôn ngữ một cách lanh lẹ như H. “Rap” Brown, ngày nay được biết đến dưới cái tên Jamil Abdullah Al-Amine. Trong thập kỷ 60, Rap Brown là đảng viên của nhóm sinh viên bất bạo động SNCC (Student Non-Violent Coordination Comittee), rồi của Black Panther Party. Anh đã được cái biệt danh “Rap” trong những trò đấu khẩu được gọi là dozens mà anh là một tay thiện nghệ trong ghetto. Trò The dozen và các trò Double Dutch jump rope khác, có thể ví với cái trò mẹ mày nhưng bỏ bớt cái phần tồi tàn mà Arthur đã mang vào. Laughing Nguyên tắc của trò đấu khẩu này là hai đối thủ cứ hạ nhau thả ga không chừa cả bà mẹ của địch thủ :blink: . Môn thể dục bằng mồm này đã được bọn trẻ ghettothực hành, pha trộn các tiếng lóng của ngôn ngữ hè phố với sự ứng khẩu tức thì. Tiếng tăm của H. Rap Brown đã khiến cho từ rap được phổ cập nhanh chóng. Bởi Rap Brown đã từng là bộ trưởng của Black Panther Party và là một trong các diễn giả đã gây ấn tượng mạnh nhất của các thế hệ những nhà cách mạng trẻ. Cách sử dụng tài tình lời ăn tiếng nói ấy là một truyền thống rất đặc biệt của người Mỹ-Phi, và trở ngược về tận châu Phi và các thầy phù thủy kể lại những huyền thoại và lịch sử các bộ lạc và các gia đình. Ở châu Phi, các thầy phù thủy là những kẻ giữ gìn lịch sử và cái khôn khéo (sagesse, wisdom) chung. Con cháu những người nô lệ gìn giữ cái nét đó trong di sản, nhưng đã cập nhật nó vào thực tại nước Mỹ và thế kỷ 20. Rap gợi hình ảnh một mục sư giảng đạo trong Nhà thờ trên cái nền âm thanh của Gospel, hình ảnh một “bluesman” diễn tả cái thực tế tái tê của cuộc đời mình, hình ảnh một Louis Armstrong nói theo nhịp điệu của hai chiếc kèn đồng. Hoặc hình ảnh của những Lats Poets, đã hòa hợp thi ca của họ với nhịp tiết vừa thành thị vừa truyền thống, của những nhạc cụ có âm huởng (percussion) trên các đường phố Harlem. Hay thêm nữa, hình ảnh một Gil Scott Heron đọc các bài thơ của mình trong tiếng nhạc soul.
    Rap, với tư cách văn hóa truyền khẩu, đã luôn luôn là một yếu tố căn bản của văn hóa Mỹ-Phi. Các DJ của các đài phát thanh đã giữ một vai quan trọng trong cộng đồng da đen, với tính cách là nguồn thông tin âm nhạc cũng như chính trị. Cái tài \[b\]ăn nói bép xép (gift to gab) \[/b\]của các tay DJ đài được hoan nghênh, và đã từng là một nguồn cảm hứng cho các tay rap đương thời, tuy cái từ rap cũng được liên kết (với “Jack the ripper”, tên sát nhân đã giết chết các cô gái điếm trong sương mù Luân Đôn thế kỷ 19) bằng cách chơi chữ, như trong trường hợp “Jack the rapper”.

    Tất nhiên truyền thống khẩu truyền ấy cũng hòa lẫn vào các bài ca soul. James Brown rap Brother Rap, và chắc chắn anh đã phổ biến trên tỷ lệ hoàn cầu cái âm thanh mới lạ đó. Nhưng anh không phải là người đầu tiên đã xen một phần nói suông vào ca khúc. Issac Hayes, Barry White, và dĩ nhiên Millie Jackson cũng đã đệm những đoạn rap (nói suông) trong những chỗ laid-back (cool/nguội) của bài hát. Thực thế, từ rap từng được sử dụng để gọi sự nói theo nhạc, và nữ ca sĩ Millie Jackson là người đã quen thuộc với những khúc ca như thế, khiến cô có thể tiếp tục triển khai ở các đoạn có ca từ (lời nói được phổ nhạc) những chủ đề thường rất sexy và feminist (nữ quyền luận)trong các bài hát của cô. Cô cũng sẽ không quên cười cợt các tay rapper sau này đã nợ cô tất cả, như trong bài I had to say it cô nhạo báng ra mặt những Sugar Hill Gang và những Kurtis Blow khác.
    lùn
    lùn


    Tổng số bài gửi : 291
    Points : 85
    Join date : 13/08/2009
    Age : 29
    Đến từ : từ trong bụng ngừ ..

    Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty Re: Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2)

    Bài gửi by lùn 18/8/2009, 8:16 am

    chài wư ... dài wá đọc xong muốn chết ...
    kumjt
    kumjt


    Tổng số bài gửi : 46
    Points : 14
    Join date : 15/08/2009
    Age : 30
    Đến từ : nha`` chua''

    Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty Re: Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2)

    Bài gửi by kumjt 20/8/2009, 9:09 am

    rut g0n.. laj.. jum`caj''
    Ut
    Ut


    Tổng số bài gửi : 146
    Points : 19
    Join date : 13/08/2009
    Age : 29
    Đến từ : nhà tớ ^^

    Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty Re: Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2)

    Bài gửi by Ut 21/8/2009, 11:47 am

    ối zài zài zài zà zài làm biếng đọc Very Happy
    avatar
    ...xui...


    Tổng số bài gửi : 247
    Points : 71
    Join date : 13/08/2009
    Age : 28
    Đến từ : cr

    Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty Re: Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2)

    Bài gửi by ...xui... 21/8/2009, 1:12 pm

    zài wé admin ui..................sao ko tóm tắt nội dung ik ^^
    lùn
    lùn


    Tổng số bài gửi : 291
    Points : 85
    Join date : 13/08/2009
    Age : 29
    Đến từ : từ trong bụng ngừ ..

    Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty Re: Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2)

    Bài gửi by lùn 27/8/2009, 7:29 am

    kĩu nỳ chắc die mất th0y ... Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) 372935
    he0
    he0


    Tổng số bài gửi : 5
    Points : 2
    Join date : 13/08/2009

    Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty Re: Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2)

    Bài gửi by he0 27/8/2009, 8:12 am

    dài thýa admin

    Sponsored content


    Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2) Empty Re: Rap - Hip Hop - Định nghĩa và nguồn gốc (2)

    Bài gửi by Sponsored content


      Hôm nay: 10/5/2024, 5:44 pm